5 bước phục hồi lật cổ chân nhanh và hiệu quả
Hồ Xuân Hiếu
Th 7 16/03/2024
5 phút đọc
Nội dung bài viết
Lật cổ chân hay bong gân cổ chân là vấn đề mà những bạn khi chơi thể thao rất "ngại" mắc phải. Nhưng chấn thương khi tham gia các hoạt động thể thao là điều rất khó tránh khỏi, vậy phải làm thế nào? Trong blogs này hãy cùng Bigsport thảo luận về quá trình phục hồi bong gân mắt cá chân và cách bạn có thể tăng tốc độ phục hồi để đảm bảo mắt cá chân bị bong gân được chữa lành đúng cách, từ đó tránh các biến chứng trong tương lai và chấn thương thêm .
Lật cổ chân, lật sơ mi cổ chân
Các bước phục hồi lật cổ chân nhanh và hiệu quả
Nếu bạn bị lật cổ chân, tốt nhất hãy hành động càng nhanh càng tốt. Bạn nên áp dụng các cách sau đây để quá trình bình phục được nhanh chóng và trọn vẹn nhất.
1. Tránh vận động sau khi dính chấn thương
Bước đầu tiên trong quá trình phục hồi là bảo vệ mắt cá chân khỏi chấn thương thêm. Điều này có nghĩa là tránh bất cứ điều gì có thể làm vết thương trầm trọng hơn và gây tổn hại thêm. Bạn nên xóa bỏ mọi áp lực khỏi mắc cá chân bằng cách nằm hoặc ngồi xuống. Tránh tạo áp lực lên chân bị chấn thương khi di chuyển.
2. Nghỉ ngơi
Điều này rất quan trọng để cho cơ thể bạn có cơ hội tự chưa lành. Bạn nên hạn chế di chuyển, đặc biệt là đi bộ sau khi dính chấn thương. Dành thời gian nghỉ ngơi sau khi xảy ra chấn thương sẽ giúp cơ thể chữa lành tự nhiên. Nên hạn chế di chuyển càng nhiều càng tốt.
3. Chườm đá
Bong gân hoặc rách dây chằng ở mắt cá chân thường dẫn đến sưng và đau. Bạn có thể giảm sưng và giảm đau bằng cách chườm đá lên mắt cá chân bị ảnh hưởng. Không chườm đá viên hoặc vật đông lạnh trực tiếp lên da. Điều này sẽ dẫn đến bỏng tủ đông cũng như tổn thương mô. Cách tốt nhất để chườm đá vào khớp là bọc một túi đá hoặc đồ đông lạnh vào một chiếc khăn và đặt lên mắt cá chân. Một mẹo khác là dùng túi ngô hoặc đậu Hà Lan đông lạnh để bạn có thể quấn túi quanh mắt cá chân.
Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả và được rất nhiều vận động viên chuyên nghiệp áp dụng sau trận đấu.
Chườm đá giúp giảm nhanh cơn đau, hạn chế sưng, chảy máu trong đồng thời giảm bớt co cứng cơ.
4. Cố định cổ chân
Bước này giúp ngăn ngừa sưng mắt cá chân thêm. Cố định cổ chân sẽ ngăn chặn nhiều chất lỏng tích tụ ở khớp. Bằng cách quấn bàn chân bằng vải thun hoặc băng gạt. Bạn nên quấn toàn bộ bàn chân từ ngón chân đến giữa bắp chân. Cẩn thận không quấn quá chặt. Bàn chân của bạn phải đủ thoải mái để di chuyển. Nếu cảm thấy băng quấn quá chật hoặc nếu bạn cảm thấy mình đang bị mất lưu thông máu, bạn nên nới lỏng băng.
Băng bó cố định cổ chân
5. Trị liệu đúng cách
Khi đã hết đau và sưng tấy, bạn có thể bắt đầu đi lại và điều chỉnh mắt cá chân để chịu được trọng lượng và hoạt động như trước khi bị thương. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là không nên vội vàng. Bạn không nên ép cơ thể quá nhiều. Tập trung nhiều hơn vào việc kéo giãn nhẹ nhàng và tăng cường sức mạnh cho cơ và dây chằng từ từ. Chỉ cần đi bộ và duỗi chân sẽ giúp các cơ và dây chằng khỏe hơn và linh hoạt hơn. Các bài tập như giữ thăng bằng trên chân bị bong gân mỗi lần 10 giây sẽ giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng cũng như sức mạnh.
Để hạn chế các rủi ro về chấn thương khi tham gia các môn thể thao, các bạn hãy khởi động thật kĩ trước khi vào trận đấu và không quên trang bị những dụng cụ bổ trợ như quấn cổ chân, băng khớp gối,...hãy tham khảo ngay tại Bigsport.
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe
Trân trọng.