Đột quỵ: Nguyên nhân bị đột quỵ, dấu hiệu và cách phòng tránh
Hồ Hiếu
CN 13/06/2021
6 phút đọc
Nội dung bài viết
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính cực kỳ nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cứ trung bình 3 phút trên thế giới lại có một ca tử vong vì đột quỵ, con số cho thấy bệnh đột quỵ nguy hiểm đến chừng nào.
Đột quỵ là gì, ở lứa tuổi nào thường bị đột quỵ?
- Đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não, khi não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, khi đó dòng máu cung cấp lên não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu bị vỡ. Khi đó lượng oxy và dinh dưỡng nuôi tế bào não bị giảm đáng kể. Chỉ cần vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gấy ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng ngượi bệnh.
- Bệnh đột quỵ xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, sức khỏe người đó ra sao. Hiện nay giới trẻ bị đột quỵ ngày càng gia tăng, theo thống kê WHO 10 năm trở lại đây độ tuổi từ 18-50 tuổi bị đột quỵ chiếm đến 44%, một con số rất đáng lo ngại.
Điển hình là ngày hôm qua 12/6 trong trận đấu giải bóng đá Châu Âu - EURO giữa Đan Mạch và Phần Lan. Tiền vệ Erksen người Đan Mạch đột ngột ngã gục ngay phút thứ 15, khiến cho các đồng đội cũng như khán giả chết lặng, nguyên nhân là anh bị đột quỵ. Rất may anh được các nhân viên y tế sơ cứu kịp thời và chuyển đến bệnh viện nên anh đã hồi tỉnh trở lại nhưng nguy cơ anh phải giả từ sự nghiệp ở tuổi 29 là rất cao.
Được biết Eriksen từng thi đấu cho Tottenham nhiều năm tại giải bóng đá Ngoại Hạng Anh, giải đấu được coi là khắc nghiệt nhất hành tinh.
Tiền vệ Eriksen bị đột quỵ khi đang thi đấu
ĐỘT QUỴ CÓ HAI LOẠI:
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng các ca bệnh hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông là tắc nghẽn ddoocngj mạch, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
- Đột quỵ do xuất huyết: Là tình trạng mạch máu não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân mạch máu não bị vỡ là do thành động mạch mỏng hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.
CÁCH NHẬN BIẾT DẤU HIỆU CƠN ĐỘT QUỴ:
- Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo.
- Thị lực giảm mạnh, nhìn không rỏ, biểu hiện này thường biểu hiện không rỏ rệt nên khó nhận biết.
- Tay chân tê mỏi, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể.
- Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, không diễn đạt được hoặc khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, có cảm giác mơ hồ.
- Khó phát âm, bị ngọng, môi lưỡi tê cứng.
- Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, bị buồn nôn hoặc nôn.
• CÁCH SƠ CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ:
+ Sơ cứ:
- Không để người bệnh té và gọi xe cấp cứu ngay lập tực.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế năm nghiêng để bảo vệ đường thở và an toàn cho người bệnh.
- Theo giỏi các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân
- Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu.
- Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể hít sặc chất thải khi nôn ói vào đường hô hấp gây tắc thở và nguy hiểm hơn.
- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay bất cứ loại thuốc nào khác.
+ Điều trị:- Thời gian vàng tốt trong cấp cứu đột quỵ là thời gian tốt nhất cấp cứu và điệu trị bệnh nhân bị đột quỵ, nếu chúng ta làm tốt khâu này thì bệnh nhân có khả năng phục hồi rất cao và biến chứng rất thấp.
Từ 4h đến 5h đối với nhồi máu não dùng thuốc tan máu đông
Trong vòng 6h đối với nhồi máu não can thiệp lấy huyết khối
- Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, bác sỉ sẽ chỉ định các can thiệp y học cần thiết để cứu sống bệnh nhân và hạn chế tàn tật sau khi hồi phục.
- Bệnh nhân cần được khám, chẩn đoán và điều trị nhanh nhất, tránh lỡ thời gian vàng khiến não bị tổn thương nặng, hiệu quả can thiệp thấp đẫn đến tai biến sau khi can thiệp ở mức cao.
• CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐỘT QUỴ
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này, ăn uống với chế độ hợp lý là cách phòng chống đột quỵ hiệu quả.
- Tập thể dục hằng ngày: giúp tăng cường tuần hoàn máu, năng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30p một ngày, ít nhất 4 lần 1 tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch dẫn đến đột quỵ.
- Giữ ấm cơ thể: Nhiểm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ, những người có độ tuổi cao càng phải lưu ý giữ ấm cơ thể kỹ càng.
- Không hút thuốc lá: hút thuốc gây hại cho sức khỏe bản thân và người xung quang và là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng đột quỵ
- Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ: Sẽ phát hiện các yếu tố gây đột quỵ cũng như các bệnh khác và chủ động can thiếp phòng tránh bệnh hiệu quả. Những người mắc các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để chỉ các chỉ số vượt qua mức nguy hiểm gây ra đột quỵ
Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ, từ đó có kế hoạch điều trị dật hiệu quả tối ưu.
⇒ Tìm hiểu sản phẩm cho các môn thể dục: